CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Tin Tức > Thông tin - Báo chí - Xuất bản > Phát động Giải báo chí chủ đề “Văn hóa ứng xử”

Phát động Giải báo chí chủ đề “Văn hóa ứng xử”

Ngày đăng bài: 21/08/2019

Chiều ngày 19/8/2019, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử” do Bộ TT&TT, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch (VHTT&DL) và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức. Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo - Trưởng Ban Tổ chức, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi - Phó Trưởng Ban Tổ chức đồng chủ trì buổi lễ.


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nhận định: Việc tổ chức Giải báo chí về chủ đề Văn hóa ứng xử là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước.
20190819-pg10-TT.jpg
 
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo: "Việc tổ chức Giải báo chí về chủ đề Văn hóa ứng xử  là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước"
 
Đảng và Nhà nước ta đã xác định, văn hoá là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Báo chí là một bộ phận của văn hoá, báo chí sáng tạo, phổ biến, lưu truyền văn hoá. Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hoá, mỗi nhà báo là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
 
Thứ trưởng nhấn mạnh, thực tế đã chứng minh báo chí truyền thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Báo chí đã và đang làm tốt chức năng quan trọng là giáo dục tư tưởng, tuyên truyền cổ động, hướng dẫn và định hướng dư luận, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong xã hội.
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa với câu nói “Một dân tộc có nền kinh tế phát triển cũng đáng được ca tụng, nhưng sẽ vinh dự, tự hào hơn nếu dân tộc đó được ca ngợi là một dân tộc có văn hóa”. Do đó, báo chí không những phản ánh mà cần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về xây dựng đời sống văn hóa. Báo chí định hướng dư luận xã hội, thay đổi hành vi cộng đồng bằng cách nêu nhiều gương tốt, phê phán cái xấu. Phải làm sao để báo chí góp phần đưa văn hóa lan tỏa và thấm sâu vào tâm lý của quốc dân.
 
Đồng quan điểm với Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, cho rằng Ban Tổ chức Giải báo chí kỳ vọng thông qua cuộc thi sẽ dấy lên trong xã hội những tác động, hiệu ứng, cộng hưởng tích cực từ đó các thành viên trong gia đình và xã hội đều có được những hành vi ứng xử tốt đẹp.
 
Cũng theo Ban Tổ chức, nội dung Giải báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" tập trung vào các nội dung sau:
 
Tuyên truyền về xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ và tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
 
Tuyên truyền về trách nhiệm của người tham gia lễ hội như: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội;
 
Tuyên truyền về trách nhiệm của người tham gia giao thông: Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông; chấp hành nghiêm hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp; có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông; tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông;
 
Tuyên truyền nêu gương các tập thể và cá nhân tiêu biểu, những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong văn hoá ứng xử trên các lĩnh vực; văn hoá ứng xử trong gia đình, trường học, bệnh viện, công sở, nơi công cộng… trên cả nước, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng văn minh, hiện đại trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước.
 
Thể loại báo chí được xét trao Giải bao gồm các tác phẩm báo chí thuộc các thể loại: bài phản ánh, phóng sự, điều tra, bút ký, chương trình tọa đàm và ảnh báo chí (trừ các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp) tuyên truyền về văn hoá ứng xử được đăng, phát triển các loại hình: báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình từ ngày 1/9/2019 – 30/6/2020.
 
Hồ sơ tham dự giải có thể nộp trực tiếp, hoặc gửi về cơ quan thường trực Giải chậm nhất đến 17h ngày 30/6/2020.
 
Địa chỉ nhận tác phẩm: Cục Thông tin cơ sở, tầng 20, toà nhà Cục Viễn thông (VNTA), 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
 
Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức vào dịp kỷ niệm 75 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/2020.
 

 

Thể lệ Giải báo chí chủ đề “Văn hóa ứng xử”

- Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả tham dự không quá 5 tác phẩm. Mỗi tác phẩm báo chí được đăng, phát không quá 5 kỳ.
 
- Tác phẩm dự giải phải đảm bảo tính chân thực, người thật, việc thật, sự kiện thật có tính chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị, có tính phát hiện, phương pháp thể hiện sáng tạo, hấp dẫn.
 
- Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ, công bố ở các thời điểm khác nhau, không có tên loạt bài. Không xét các tác phẩm mang tính hư cấu.
 
- Thể loại báo chí được xét trao giải là các tác phẩm báo chí thuộc bài phản ánh, phóng sự, điều tra, bút ký, chương trình tọa đàm và ảnh báo chí (trừ các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp) tuyên truyền về văn hoá ứng xử được đăng, phát trên các loại hình: báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình từ ngày 1/1/2019 - 30/6/2020.
 
Cơ cấu giải gồm:
 
Giải tập thể: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải Khuyến khích;
 
Giải cá nhân: 5 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba, 20 giải Khuyến khích.
 
Cơ cấu giải có thể thay đổi dựa trên kết quả, chất lượng của tác phẩm. Quyết định của Trưởng Ban Tổ chức Giải là quyết định cuối cùng
 
Theo Mic.gov.vn

 

Các tin khác

Sở Thông tin và Truyền thông: Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện Công tác dân tộc theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về Công tác dân tộc (02/01/2020)

Kết quả 02 năm Thực hiện Đề án Truyền thông về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Gia Lai (02/01/2020)

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (21/11/2019)

Giai đoạn 2019-2020: Tỉnh Gia Lai được đầu tư, lắp đặt 10 Đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông (30/10/2019)

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai triển khai lắp đặt và bàn giao phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại các huyện, xã (23/10/2019)

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH GIA LAI: TỔ CHỨC TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ NĂM 2019 (18/10/2019)

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GIA LAI: PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI” NĂM 2019 (15/10/2019)

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI NĂM 2019 (30/09/2019)

GIA LAI: ĐỐI THOẠI VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI (18/09/2019)

Ra mắt sách ảnh "50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (27/08/2019)

 |<  <  1 - 2 - 3 - 4  >  >|