CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Thông tin về dự án > Dự án đã hoàn tất > Bổ sung, nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, phiên bản 2.0

Bổ sung, nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, phiên bản 2.0

Ngày đăng bài: 16/12/2020

1. Tên nhiệm vụ: Bổ sung, nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, phiên bản 2.0.

2. Tổng mức kinh phí: 498.000.000 đồng (Bốn trăm chín mươi tám triệu đồng chẵn).

3. Chủ đầu tư:  Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.

4. Nguồn vốn: Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế năm 2020.

5. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: Năm 2020.

6. Địa điểm thực hiện nhiệm vụ: Tỉnh Gia Lai.

7. Hình thức quản lý nhiệm vụ: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện nhiệm vụ.

8. Nội dung và quy mô đầu tư như sau:
Xây dựng và ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Kiến trúc) phiên bản 2.0 dựa trên việc nâng cấp, cập nhật tài liệu Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai phiên bản 1.0 (đã được ban hành theo Quyết định số 937/QĐ-UBND) trên cơ sở phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0, theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, phù hợp chủ trương của Trung ương về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hiện trạng phát triển Chính quyền điện tử tại tỉnh Gia Lai. 
Kiến trúc phiên bản 2.0 cần làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Kiến trúc phiên bản 1.0. Từ đó, thuyết minh, đề xuất nâng cấp nội dung các thành phần của Kiến trúc phiên bản 1.0; đề xuất lộ trình và các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện để thúc đẩy quá trình xây dựng, triển khai Chính quyền điện tử tại tỉnh Gia Lai đáp ứng được yêu cầu và nội dung của Kiến trúc phiên bản 2.0.
Việc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai phiên bản 2.0 giúp đạt được các mục tiêu sau:
- Tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên công nghệ thông tin trong mỗi cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai và phạm vi toàn quốc; hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư công nghệ thông tin; hướng tới triển khai Chính quyền điện tử đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp;