CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Tin Tức > Tin tổng hợp > Thông tin và Truyền thông Gia Lai - Thành quả năm 2017 và nhiệm vụ của năm 2018

Thông tin và Truyền thông Gia Lai - Thành quả năm 2017 và nhiệm vụ của năm 2018

Ngày đăng bài: 07/05/2018
Là một Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Gia Lai đã tiếp tục chủ động tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, triển khai hoàn thành nhiều nhiệm vụ, dự án về phát triển trên lĩnh vực TT&TT.


th1.jpg
Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành Thông tin và Truyền thông năm 2018
Theo đó, về công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính thì đến nay, 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã đưa vào sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hoàn thành việc liên thông văn bản điện tử 4 cấp (trung ương-tỉnh-huyện-xã), triển khai hiệu quả mô hình "Một cửa điện tử liên thông"; hoàn thiện và tích hợp phần mềm “Quản lý giao việc” của UBND tỉnh vào hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đang dùng chung trên toàn tỉnh, công khai tình hình thực hiện công việc của sở/ngành/địa phương được giao của tỉnh; đến nay đã xây dựng 301 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 52 DVCTT mức độ 4/1.883 dịch vụ công các loại, tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xử lý kịp thời các sự cố của Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thông tin điện tử của các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh luôn đảm bảo an toàn dữ liệu, thuận tiện cho người dân truy cập; chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng CNTT của tỉnh đã tăng qua các năm gần đây (năm 2015, Gia Lai xếp thứ 44, năm 2016 xếp thứ 38, năm 2017 xếp thứ 37). Công tác quản lý thuê bao trả trước và quản lý tần số vô tuyến điện được tăng cường. Doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2017 đạt 1.663 tỷ đồng; đạt 100% kế hoạch năm, góp phần đáng kể vào thu ngân sách của tỉnh; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã được tỉnh phê duyệt là cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp triển khai phát triển hạ tầng và mạng lưới thông tin. Tổ chức tốt việc quản lý, xử lý và đề xuất xử lý các vụ việc thông tin trên báo chí và trên mạng xã hội có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, đơn vị, cá nhân,...  là những kết quả đã được tỉnh ghi nhận trong quản lý lĩnh vực TT&TT.
Đã thực hiện tốt việc quản lý, vận hành và kiểm tra, giám sát, cập nhập, vá lỗi bảo mật cho hệ thống Hosting, đảm bảo duy trì hệ thống luôn hoạt động ổn định 24/24h. Trong năm 2017, đã thực hiện xử lý trên 200 cuộc tấn công khai thác lỗi lỗ hỏng bảo mật của các website được xây dựng trên phần mềm mã nguồn mở phiên bản cũ; 1.507 cuộc tấn công DDos; hỗ trợ xử lý hoàn thành sự cố các hệ thống công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị với hơn 4.475 cuộc gọi thông qua đường dây nóng. Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xử lý kịp thời các sự cố của Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thông tin điện tử của các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn đảm bảo an toàn dữ liệu, thuận tiện cho người dân truy cập.
      Tại các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các địa phương đã chỉ đạo vận hành, duy trì và sử dụng tốt các hệ thống thông tin đã đầu tư như hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, đảm bảo phục vụ các cuộc họp do Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh triển khai với cấp huyện; hệ thống “Quản lý văn bản và điều hành liên thông” đã được UBND cấp huyện triển khai đến tất cả UBND các xã, phường, thị trấn của tỉnh; hệ thống "Một cửa điện tử liên thông" cơ bản hoạt động ổn định, hiệu quả, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai, minh bạch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; một số địa phương đã quan tâm, bố trí được kinh phí triển khai mô hình “một cửa điện tử liên thông” đến UBND các xã, thị trấn của huyện. Các huyện đã quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động bưu chính, viễn thông trên địa bàn, đảm bảo thông tin liên lạc, vận chuyển thư, báo, công văn, tài liệu đến các xã trong ngày phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền, nhu cầu thông tin của nhân dân và đảm bảo công tác an ninh – quốc phòng địa phươnh; hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông trong việc cấp phép xây dựng trạm thông tin di động (trạm BTS) trên địa bàn đảm bảo quy định. Các Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện hoạt động thường xuyên liên tục, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; thường xuyên tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện; UBND cấp huyện đã thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại tiếp tục được các địa phương quan tâm. Công tác thông tin cơ sở đã đạt được những hiệu quả tích cực trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kịp thời đưa  thông tin, kiến thức cần thiết đến với nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Sở TT&TT trong việc triển khai Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
     Bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành TT&TT của tỉnh cũng còn một số tồn tại như việc thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh thông tin chưa được các đơn vị, địa phương quan tâm đúng mức, một số máy vi tính không cài đặt chương trình diệt virus, các cán bộ công chức viên chức không thực hiện việc sao lưu dự phòng dữ liệu công việc; các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3,4 tuy đã được tỉnh và các sở, ngành xây dựng nhưng các doanh nghiệp và người dân chưa quan tâm sử dụng, Cơ sở hạ tầng viễn thông tại trung tâm các xã khu vực nông thôn, vùng biên giới đã được đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn sự chênh lệch lớn về mức hưởng thụ và tiếp cận thông tin giữa các khu vực trên địa bàn các xã, vẫn tồn tại một số vùng lõm không có sóng di động. Còn 10 xã/222 xã chưa có kết nối Internet hữu tuyến đến trung tâm xã, trong đó có 01 xã (KonPne - huyện Kbang) chưa có cáp quang kéo tới xã, mới chỉ có sóng di động 2G. Việc duy trì điểm BĐVHX gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chất lượng dịch vụ thư công ích hiện nay rất khó theo dõi về mặt thời gian toàn trình, do việc gửi thư thường theo quy định không có sổ theo dõi, không có bút tích ký gửi và ký nhận. Công tác quản lý thuê bao di động trả trước đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều bất cập, quản lý chưa triệt để; một số đối tượng đã sử dụng thuê bao di động trả trước để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tình trạng SIM kích hoạt trước vẫn còn lưu thông trên thị trường, thông tin cá nhân của thuê bao di động trả trước không chính xác. Số lượng xã, phường có đài truyền thanh không dây còn thấp (149/222), nhiều đài truyền thanh được đầu tư trước đó đã xuống cấp, hư hỏng. Đội ngũ cán bộ làm công tác tại các đài truyền thanh cơ sở còn yếu và thiếu. Chất lượng phủ sóng tuyên truyền đến các xã vùng, sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa cao. Trong công tác thông tin đối ngoại, một số đơn vị chưa bố trí cán bộ phụ trách công tác này. Công tác tuyên truyền miệng thông qua lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên các huyện còn yếu, nội dung thông tin chưa phong phú, sức thuyết phục không cao; một số cán bộ làm công tác tuyên truyền đối ngoại không biết ngoại ngữ, không biết tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tuyên truyền đối ngoại. Trang thông tin điện tử của một số sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố nội dung  tuyên truyền đối ngoại chưa phong phú, hấp dẫn. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí còn chưa chặt chẽ; xử lý khủng hoảng truyền thông chưa hiệu quả và kịp thời; Việc thực hiện Luật Báo chí năm 2016 (có hiệu lực từ 01/01/2017) và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa được các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh quán triệt đầy đủ.
     Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục dần những tồn tại hạn chế, năm 2018, ngành thông tin đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời có những giải pháp phối hợp để thực hiện như:
            Một là, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính; Duy trì quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin của tỉnh đã đầu tư; triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ/dự án đã được ghi vốn, trong đó chú ý nội dung ứng dụng CNTT phục vụ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai liên thông; kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; triển khai dự án: Xây dựng dữ liệu thông tin địa lý trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai; sử dụng văn bản điện tử (có chữ ký số), hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống một cửa điện tử, phần mềm Quản lý giao việc; các hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT các cấp; ...
            Hai là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, hoạt động in ấn, photocopy, phát hành; thực hiện tốt Quy chế cung cấp thông tin và phát ngôn cho báo chí; đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại; phối hợp với Sở TT&TT tích cực đấu tranh với các thông tin phản động, xuyên tạc, gây mất uy tín địa phương.
       Ba là, triển khai thực hiện Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời hoàn thiện việc điều chỉnh quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Gia Lai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 . Có biện pháp đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, …vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; chú trọng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Đề xuất Bộ TT&TT triển khai đầu tư hạ tầng viễn thông băng rộng cho 10 xã trên địa bàn tỉnh chưa có kết nối Internet hữu tuyến.
            Bốn là, hỗ trợ, tạo điều kiên các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ thông qua công tác thanh tra, kiểm tra xử lý quyết liệt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như các chương trình khuyến mãi, việc phát triển thuê bao di động trả trước.               
            Năm là, Sở TT&TT phối hợp với các cơ quan/đơn vị thuộc Bộ TT&TT tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ TT&TT phát hành đặc biệt Bộ tem Động vật Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vào tháng 8 năm 2018 tại Gia Lai; Quản lý hoạt động bưu chính công ích, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động bưu chính trên địa bàn; tham mưu UBND tỉnh giám sát, triển khai hiệu quả Chương trình viễn thông công ích đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
            Sáu là, tổ chức thực hiện Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, trong đó UBND các địa phương bố trí kinh phí thực hiện nội dung “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” theo quy định tại Điều 8 – Thông tư số 05/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông; tổ chức thực hiện tốt nội dung “Giảm nghèo về thông tin” trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững;
 
       Bảy là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương để mở rộng đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ; tạo mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh lành mạnh; các đơn vị/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT trên địa bàn bám sát các chương trình, nhiệm vụ, chỉ tiêu của tỉnh và của Tập đoàn, Tổng Công ty để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch năm 2018, phấn đấu tốc độ tăng trưởng năm 2018 cao hơn năm 2017; phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, chú ý vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác xã hội, nhân đạo, góp phần vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh./.
Trần Thị Huệ - TP. KHTC Sở TT&TT Gia Lai
 
Các tin khác

Kế hoạch Tuyển dụng công chức vào làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Gia Lai năm 2024 (10/04/2024)

KẾ HOẠCH Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ... (07/03/2024)

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế Chi tiêu nội bộ của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (23/02/2024)

Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ (15/12/2023)

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự phỏng vấn (vòng 2) Kỳ xét tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai theo số lượng người được giao... (22/02/2023)

THÔNG BÁO Danh mục tài liệu ôn tập Kỳ xét tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai năm 2022 (22/02/2023)

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (14/02/2023)

KẾ HOẠCH Tuyên truyền công tác Cải cách hành chính năm 2023 (30/12/2022)

V/v phối hợp xây dựng dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (06/10/2022)

THÔNG BÁO Về việc tiếp nhận công chức vào vị trí kế toán của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (05/08/2022)

 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8  >  >|