CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Tin Tức > Chuyển đổi số > CÔNG BỐ XẾP HẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2018

CÔNG BỐ XẾP HẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2018

Ngày đăng bài: 23/10/2019
Thực hiện Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện; Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 11/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, năm 2018 Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai đã tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ Chính quyền điện tử tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai, kết quả đánh giá, xếp hạng được ban hành theo Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

Theo đó, kết quả đánh giá, mức độ xếp hạng Chính quyền điện tử tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai được đánh giá, xếp hạng như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Điều kiện sẵn sàng Chính quyền điện tử:
1.1. Hạ tầng công nghệ thông tin:
- Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được trang bị máy tính phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ: tại các sở, ban, ngành đạt 100%; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đạt 99,35%; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đạt 89,11%.
- 100% các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, hầu hết đơn vị cấp xã có mạng nội bộ kết nối internet cáp quang tốc độ cao đáp ứng được nhu cầu công tác trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước; 100% các cơ quan đơn vị được kết nối mạng diện rộng của tỉnh (mạng WAN).
- 100% các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Trong đó, có 17/20 đơn vị cấp sở, ban, ngành đã được triển khai mô hình “Một cửa điện tử liên thông” (Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh và Ban Dân tộc không triển khai do thủ tục hành chính ít), 17/17 đơn vị triển khai ứng dụng Hệ thống một cửa điện tử tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, đa số các cơ quan, đơn vị đầu tư các trang thiết bị như: Màn hình cỡ lớn/ màn hình LED, Camera, bố trí máy tính/màn hình phục vụ người dân và doanh nghiệp tra cứu thủ tục hành chính, đầu đọc mã vạch, ... Đồng thời, để công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã tiến hành thí điểm chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện: IaGrai, Mang Yang, Chư Sê, Krông Pa đã chuyển trụ sở qua Bưu điện huyện để tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của thành phố Pleiku đã tổ chức chuyển trụ sở qua Bưu điện tỉnh Gia Lai để thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính..
- Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng: Hầu hết các cơ quan, đơn vị đã bước đầu chú trọng công tác đảm bảo an toàn thông tin, trang bị biện pháp đảm bảo an toàn thông tin như: Hệ thống tường lửa, bảo mật không dây, thiết bị sao lưu dự phòng, gần 100% máy tính được trang bị phần mềm chống virus, ... Một số đơn vị thực hiện tốt như: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh, Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku. Tuy nhiên, tại một số đơn vị công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng còn hạn chế, đặc biệt tại cấp xã công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng mới dừng lại ở mức độ trang bị phần mềm chống virus cho các máy tính làm việc dẫn tới nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin mạng.
- 50% (79/158) điểm Bưu điện văn hóa xã có kết nối internet, 20,02% (32/158) điểm Bưu điện văn hóa xã có điểm truy cập internet công ích, ngoài ra tất cả các điểm Bưu điện văn hóa xã có kết nối Internet đều thực hiện hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin về giải quyết thủ tục hành chính; Gần 23% hộ gia đình có máy tính kết nối internet, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có kết nối internet.
1.2. Nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin
- Toàn tỉnh có 100% (47/47) Trường Trung học phổ thông, 61,4% (148/241) Trường Trung học cơ sở và 44,9% (125/278) Trường Tiểu học tổ chức giảng dạy môn tin học, qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình phổ cập tin học các cấp, tiền đề xây dựng công dân điện tử trong tương lai.
- Công tác đào, tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh được quan tâm. Trong năm 2018 Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức 10 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin với gần 300 học viên là cán bộ của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành thị, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Hầu hết các đơn vị cấp sở, huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, ngoại trừ: Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp mới chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm không có trình độ về công nghệ thông tin; Hầu hết các đơn vị cấp xã chưa bố trí cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin để chịu trách nhiệm tham mưu triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tại cơ quan đơn vị và phối hợp triển khai các nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
1.3. Môi trường chính sách
- Trong năm 2018, tại các đơn vị cấp sở, cấp huyện có 35/37 đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử  (Sở Y tế; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa thành lập); 37/37 đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, đây là tiền đề để triển khai đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ban hành kế hoạch cải cách hành chính trong đó nội dung về công nghệ thông tin, tại nhiều đơn vị ban hành các văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Hầu hết cơ quan, đơn vị đã bố trí kinh phí chi cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như: Nâng cấp xây dựng hệ thống mạng nội bộ, xây dựng trang thông tin điện tử, triển khai các phần mềm ứng dụng chuyên ngành, …
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn vẫn còn một số đơn vị cấp xã chưa ban hành được các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chủ yếu thực hiện theo văn bản chỉ đạo từ cấp huyện.
2. Kết quả Chính quyền điện tử:
2.1. Mức độ hiện diện:
- 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã có Cổng/trang thông tin điện tử ở mức cơ bản cung cấp thông tin chính như: Giới thiệu cơ quan, đơn vị, cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, thông tin tuyên truyền, văn bản pháp luật, cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến quy hoạch, kế hoạch, dự án, đầu tư và các thông tin tổ chức, hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
2.2. Mức độ tương tác:
- Ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành: 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Phần mềm đảm bảo kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đáp ứng các yêu cầu về tính năng, chức năng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ứng dụng chữ ký số: đến nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và gần 100% đơn vị cấp xã đã được cấp Chữ ký số do Ban cơ yếu Chính phủ cung cấp.
- Hệ thống thư điện tử công vụ (gồm hộp thư công vụ của tỉnh @gialai.gov.vn và thư theo ngành dọc): Tỷ lệ CBCC được cấp hộp thư điện tử công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đạt hơn 90%. Tỷ lệ cán bộ công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ khoảng hơn 70%.
2.3. Mức độ giao dịch
Cổng dịch vụ công của tỉnh được tích hợp với hệ thống một cửa điện tử của các đơn vị đang được triển khai đồng bộ, thống nhất cho các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Hệ thống đã cung cấp trực tuyến 100% các thủ tục hành chính công mức độ 2, có 329 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 127 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
2.4. Mức độ chuyển đổi
Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ứng dụng mẫu biểu điện tử, ứng dụng quản lý người dùng và đăng nhập một lần cho các phần mềm ứng dụng. Các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã triển khai có hiệu quả ứng dụng Hệ thống một cửa điện tử hiện đại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trong đó chú trọng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 phục người dân và doanh nghiêp, nâng cao tỷ lệ tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ, TTHC nộp qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm quản lý giao việc được các đơn vị đã được quan tâm sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, tại một số cơ quan, đơn vị chưa khai thác chức năng chỉ đạo, điều hành hoàn toàn trên môi trường mạng.
Sau khi tiến hành kiểm tra thực tế và dựa trên hồ sơ của các đơn vị cung cấp Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai đã tiến hành xếp hạng chính quyền điện tử năm 2018 tỉnh Gia Lai một cách khách quan, kết quả Sở Thông tin và Truyền thông được xếp hạng thứ 1 đối với các sở, ban, ngành; Thành phố Pleiku được xếp hạng thứ 1 đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện. Kết quả đánh giá, xếp hạng là cơ sở để cho các Thủ tưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có giải pháp khắc phục các tồn tại, tăng cường việc triển khai Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
II. KẾT QUẢ MỨC ĐỘ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ NĂM 2018:
1. Đối với các sở, ban ngành:
2. Đối với UBND cấp huyện:
3. Đối với UBND cấp xã: theo kết quả đánh giá, thì 100% (222 UBND cấp xã) đều không được đánh giá mức độ chính quyền điện tử do tổng điểm đánh giá đều dưới Mức IV.
Ghi chú: Các đơn vị, địa phương Không đánh giá mức độ Chính quyền điện tử do tổng điểm đánh giá đều dưới Mức IV hoặc các điểm thành phần đều không đạt theo quy định tại Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đình Hiếu