CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Tin Tức > Tin Nổi bật > GIA LAI: PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ PHIÊN BẢN 2.0

GIA LAI: PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ PHIÊN BẢN 2.0

Ngày đăng bài: 13/04/2021
    Kiến trúc chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Gia Lai phiên bản 2.0 vừa được bổ sung, cập nhật mô hình kiến trúc phù hợp với sự phát triển của xu hướng phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
     Kiến trúc CQĐT tỉnh Gia Lai, phiên bản 2.0 được áp dụng cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh, đây là căn cứ để định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển và lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2021 – 2025, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm góp phần chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Việc hình thành, xây dựng và triển khai áp dụng hiệu quả, chặt chẽ, đồng bộ Kiến trúc CQĐT tỉnh Gia Lai phiên bản 2.0 sẽ giúp hướng tới đạt được các mục tiêu như: tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên công nghệ thông tin trong nội bộ tỉnh và giữa tỉnh với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trên phạm vi toàn quốc; hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của tỉnh, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm; đồng thời, tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư công nghệ thông tin, lộ trình đầu tư phù hợp, tránh trùng lặp; tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai chính quyền điện tử.
    Các khác biệt chính của Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0:        
      - Cập nhật, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ,... theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 và các nhiệm vụ được Chính phủ chỉ đạo liên quan, cần thiết để xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử.
      - Xây dựng các kiến trúc tham chiếu (kiến trúc mẫu về cách thức tin học hóa các nghiệp vụ; kiến trúc mẫu xây dựng phát triển cơ sở dữ liệu, kết nối,....) để làm cơ sở tham chiếu khi các cơ quan, đơn vị triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng, cơ sở dữ liệu, đảm bảo đúng quy định, khả năng kết nối, chia sẻ, nâng cấp, mở rộng,...;
      - Bổ sung các mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ tỉnh, tỉnh – Trung ương; các định hướng phát triển các hệ thống thông tin (theo hướng kết nối giữa các hệ thống do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hệ thống nhà nước đầu tư,...), cơ sở dữ liệu theo công nghệ mới (noSQL, dữ liệu lớn Bigdata,...).
       - Chuyển dịch mô hình triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh từ phân tán (hiện do các đơn vị, địa phương tự quản lý) sang mô hình tập trung (tập trung dữ liệu, tập trung hạ tầng,...) theo các định hướng, chỉ đạo của Chính phủ (Quyết định 749/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số, mục V: "phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung"; "Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả").
Các chỉ tiêu chính cần đạt được đến năm 2025 theo đề xuất trong Kiến trúc CQĐT 2.0:
- Giai đoạn 2021-2022:
  + 50% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số của Chính quyền tỉnh Gia Lai.
  + Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt từ 20% trở lên; tích hợp trên 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công của tỉnh; 
  + Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; Cổng Dịch vụ công của tỉnh cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến;
  + 20% dịch vụ công trực tuyến áp dụng chữ ký số trên nền tảng di động để giải quyết thủ tục hành chính; 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; 30% số biểu mẫu liên quan giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến;
  + Phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử (không bao gồm văn bản mật); 100% văn bản trao đổi giữa các CQNN (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 70% hồ sơ công việc của tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 
  + Hoàn thành hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và được kết nối liên thông đến hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Tối thiểu 50% báo cáo định kỳ (không bao gồm báo cáo mật) được gửi, nhận qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; 
  + Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, tăng cường họp trực tuyến, tọa đàm trực tuyến với người dân, doanh nghiệp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy phục vụ họp và xử lý công việc của các đơn vị; 
  + Tái cấu trúc lại các hệ thống ứng dụng; nâng cấp, xây dựng, phát triển hoàn thành/hoàn thiện 50% các ứng dụng/cơ sở dữ liệu/các dịch vụ dùng chung cấp tỉnh; được kết nối liên thông phục vụ xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong Kiến  trúc CQĐT tỉnh Gia Lai, phiên bản 2.0; 
  + Hoàn thiện các cơ chế chính sách phục vụ xây dựng, vận hành, kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của tỉnh. 
- Giai đoạn 2023 - 2025
  + 80% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số của Chính quyền tỉnh Gia Lai;
  + 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 100% giao dịch trên Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được xác thực điện tử; 80% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng;
  + 90% hồ sơ công việc của tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
  + 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống CQĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các Bộ từ trung ương đến địa phương;
  + Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 70% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 
  + 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các đơn vị trong tỉnh được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; 
+ Hoàn thành 100% các ứng dụng/cơ sở dữ liệu/các dịch vụ dùng chung cấp tỉnh; các hệ thống được kết nối liên thông phục vụ xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong  tỉnh theo Kiến trúc CQĐT tỉnh Gia Lai, phiên bản 2.0;
  + 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
  + Từng bước hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp nội bộ tỉnh và giữa tỉnh với bên ngoài.
    Cùng với việc nêu rõ kiến trúc mục tiêu và các kiến trúc thành phần của mô hình chính quyền điện tử phiên bản mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai thời gian tới. Trong đó, nhóm giải pháp chủ yếu gồm: giải pháp quản trị kiến trúc, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về cơ chế, chính sách và giải pháp về tài chính./.
Ngọc Quyên
 
Các tin khác

Gia Lai: Tổ chức Lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Gia Lai - năm 2022 (07/05/2022)

Kế hoạch tuyển dụng công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Gia Lai năm 2022 (21/03/2022)

Thông báo về việc tuyển dụng công chức ở các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện năm 2022 của tỉnh Gia Lai (21/03/2022)

V/v khuyến khích tổ chức, cá nhân tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ Bưu chính công ích đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông... (24/02/2022)

Quyết Định Ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 -2025 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (10/01/2022)

Thông Báo Về việc cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, và tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm... (16/08/2021)

Gặp lại người sáng chế máy thu hoạch cà phê ở Gia Lai (01/07/2021)

Gia Lai ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 (17/06/2021)

Ngành Thông tin và Truyền thông đồng hành cùng Phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” giai đoạn 2016-2020 (14/06/2021)

Kết quả triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ về hoạt động in trên địa bàn tỉnh Gia Lai (10/06/2021)

 |<  <  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >|