Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức giảm nghèo

Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức giảm nghèo

Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là một trong 04 dự án quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Chương trình) và việc chú trọng tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên báo, đài, các phương tiện truyền thông và việc trang bị các phương tiện tác nghiệp vụ, thiết lập cụm thông tin cơ sở  phục vụ tuyên truyền chính là một trong những cách làm để đưa Chương trình đi vào cuộc sống.

Ngày 02/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hiện Quyết định 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 với Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra; trong đó có Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (Dự án 4). Theo đó, dự án sẽ tập trung triển khai hai hoạt động truyền thông về giảm nghèo và giảm nghèo về thông tin, cụ thể:
Đối với Giảm nghèo về thông tin, sẽ hỗ trợ nội dung có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản; hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác; hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời; xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở; hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở…
Cùng với các dự án khác trong Chương trình (Dự án 1: Chương trình 30a; Dự án 2: Chương trình 135; Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135), Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin sẽ góp phần hoàn thiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 đã đề ra. Trong đó, riêng truyền thông và giảm nghèo về thông tin còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
 
Tại Gia Lai, triển khai Dự án “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức hoạt động Giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức hoạt động Truyền thông về giảm nghèo
Từ quý IV năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai thực hiện nội dung “Giảm nghèo về thông tin”; theo đó đã tổ chức 04 lớp “Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở” cho 152 học viên là cán bộ Trưởng thôn, làng, Tổ trưởng Tổ dân phố (hoặc cấp phó)  thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện các Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Ia Grai.
Năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai 05 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông Giảm nghèo về thông tin cho 251 học viên là cán bộ Trưởng thôn, làng, Tổ trưởng Tổ dân phố (hoặc cấp phó)  thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện các KBang, Krông Pa, Kông Chro, Đăk Đoa, Ia Grai; Đồng thời tổ chức cấp 02 bộ thiết bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động (bao gồm Loa nén, loa hai dải tần; bàn trộn âm, micro, bộ điều chỉnh tần số âm thanh và các thiết bị phụ trợ khác) cho hai huyện Krông Pa và Phú Thiện.
Trong thời gian tới, trong phạm vi của Dự án, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tập trung vào các hoạt động như thực hiện chuyên trang, chuyên mục: “Truyền thông giảm nghèo” đăng trên Báo Gia Lai và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; tổ chức đối thoại chính sách về giảm nghèo, biên soạn và cung cấp tài liệu giới thiệu, tuyên truyền về chương trình và chính sách hỗ trợ giảm nghèo… Qua đó, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo, nhằm thay đổi, chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng, trước mắt là để thoát nghèo, lâu dài là vươn lên làm giàu từ những nỗ lực của các bên./.
                                                                                      Ngọc Trâm
 

Quay lại