CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Tin Tức > Tin Nổi bật > Những kết quả của năm 2018 và bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát triển lĩnh vực thông tin và truyề

Những kết quả của năm 2018 và bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông

Ngày đăng bài: 21/01/2019
Năm 2018, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Gia Lai đã triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ do Bộ TT&TT, UBND tỉnh giao; một số kết quả nổi bật được thể hiện:

Về công nghệ thông tin (CNTT): Đã hoàn thiện, duy trì, vận hành tốt trục liên thông văn bản điện tử 4 cấp; tỷ lệ gửi/nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh đạt hơn 95%. Chữ ký số đã được triển khai tới cấp xã; Hệ thống một cửa điện tử liên thông tiếp tục được duy trì ổn định, đến nay đã triển khai tới cấp xã, đạt 74% (164/222 xã); đồng thời đã được tích hợp với mạng xã hội Zalo để phục vụ theo dõi, tra cứu trình trạng giải quyết thủ tục hành chính; Hệ thống mạng diện rộng WAN tiếp tục hoạt động ổn định để phục vụ các hệ thống dùng chung của tỉnh như: Hội nghị truyền hình; gửi nhận văn bản điện tử; một cửa điện tử; Đã triển khai được xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình quy định của Chính phủ (326 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 123 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4), đang thí điểm để thực hiện trên thiết bị di động thông minh, …
Quang cảnh Hội thảo Giải pháp xây dựng đô thị thông minh tổ chức tại TP Pleiku vào ngày 08/6/2018
Về bưu chính, viễn thông (BCVT):  Gia Lai hiện có hơn 01 triệu thuê bao điện thoại di động, tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 89,15 TB/100 dân và tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 50,02%. Đến nay, hạ tầng viễn thông, Internet hiện đại phủ rộng khắp trên địa bàn tỉnh với 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có sóng điện thoại 2G; 221/222 đơn vị cấp xã có sóng 3G, 4G chiếm 99,54%; 221/222 xã, chiếm 99,54% đơn vị cấp xã được kết nối cáp quang tới trung tâm. Doanh thu BCVT năm 2018 đạt khoảng 1.681 tỷ đồng, đạt 100 % so với kế hoạch đề ra.
Về thông tin, báo chí và xuất bản: Công tác quản lý nhà nước về thông tin, báo chí và xuất bản tiếp tục được tăng cường; các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc quy chế về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Các địa phương đã quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, từng bước tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; kết hợp công tác thông tin đối ngoại với quốc phòng và an ninh, đảm bảo giữ vững chủ quyền, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hiện nay toàn tỉnh Gia Lai có 04 cơ quan báo chí địa phương, 24 cơ quan báo chí trung  ương, ngành, tỉnh thành khác đặt văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh, 17 Đài TT-TH cấp huyện, 60 trang thông tin điện tử tổng hợp của các sở, ngành, doanh nghiệp, 10 đơn vị xuất bản bản tin thường xuyên, 02 cơ quan xuất bản đặc san, 154 trạm truyền thanh cơ sở, ngoài ra còn có hơn 100 phóng viên, công tác viên hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Tổng số trong năm có hơn 7.200 bài báo viết về Gia Lai (không kể báo, đài địa phương), trong đó viết về các tồn tại có 290 bài (chiếm 4%).
Đối với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia thì đã tích cực trong triển khai thực hiện nội dung Giảm nghèo về thông tin trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Theo đó tổ chức 06 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông Giảm nghèo về thông tin cho 404 học viên là cán bộ Trưởng thôn, làng, Tổ trưởng Tổ dân phố (hoặc cấp phó) thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Prông, Ia Pa, Chư Pưh, Đak Pơ, Phú Thiện; bàn giao phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại xã cho xã Kon Pne, Đak Rong thuộc huyện KBang và 02 xã Yang Nam, Đak Kơ Ning thuộc huyện Kông Chro. Hướng dẫn UBND các địa phương thực hiện hoàn thành tiêu chí số 8 về TT&TT trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; đồng thời tổ chức đoàn công tác của Sở kiểm tra tiêu chí số 8 về TT&TT tại các huyện, xã đăng ký Nông thôn mới năm 2018.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra đạt nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TT&TT tại địa bàn tỉnh; Theo đó, Sở TT&TT, Đội Liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Gia Lai tiến hành thực hiện 11 cuộc thanh tra, kiểm tra, tiến hành kiểm tra, xác minh đối với 64 lượt đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 03 trường hợp với tổng số tiền là 10.500.000 đồng (mười triệu năm trăm nghìn đồng), tịch thu 04 bộ đàm; tịch thu, buộc tiêu hủy 42 xuất bản phẩm được nhân bản trái phép (trong đó có các tài liệu được thu nhỏ để nhằm phục vụ cho vi phạm quy chế thi). Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra là sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép; Đại lý internet để người sử dụng truy cập, xem, tải các thông tin, hình ảnh, phim có nội dung đồi trụy; Đại lý internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định; Không có Hợp đồng đại lý internet…Toàn ngành TT&TT (bao gồm: Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực TT&TT) đã tiếp nhận và giải quyết thư khiếu nại, kiến nghị, phản ánh theo đúng các quy định của pháp luật. Riêng Sở TT&TT đã tổ chức tốt công tác tiếp công dân và tiếp nhận, xử lý, giải quyết 11 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Nội dung đơn thư chủ yếu là các kiến nghị của khách hàng đối với dịch vụ của các doanh nghiệp như: Dịch vụ thuê bao di động trả trước, internet và khiếu nại thông tin trên báo chí, mạng xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp đã kịp thời giải quyết, trả lời đơn thư của công dân, khách hàng; Không để đơn thư tồn đọng, kéo dài, vượt cấp.
Việc chủ trì tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng trong năm cũng là điểm nổi bật trong hoạt động quản lý của Sở TT&TT năm 2018 như: Hội sách Gia Lai 2018; Liên hoan Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai lần thứ VIII; Phát hành đặc biệt Bộ tem Động vật Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) và triển lãm Tem Bưu chính miền Trung – Tây Nguyên lần thứ V tại tỉnh Gia Lai; Hội thảo giải pháp về xây dựng đô thị thông minh; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông cho cán bộ lãnh đạo các cấp của tỉnh; phối hợp tổ chức thành công Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 tại Gia Lai, …

Công tác quản lý về TT&TT tại các huyện, thị xã, thành phố đạt được những kết quả quan trọng. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố đều ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT và hoàn thành thực hiện ở mức độ tối thiểu là 80%; đã ban hành quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế hoạt động của Cổng/Trang thông tin điện tử đơn vị; Ban hành một số văn bản để chỉ đạo sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như thư điện tử công vụ, QLVB&ĐH, chữ ký số…Hệ thống phần mềm QLVB&ĐH liên thông đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đến tất cả các phòng. Hệ thống "một cửa điện tử liên thông" đã được UBND cấp huyện đưa vào sử dụng có hiệu quả, giúp cho việc luân chuyển hồ sơ giải quyết công việc được thuận tiện, nhanh, kịp thời tại các cơ quan nhà nước, phục vụ nhu cầu giải quyết các TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Đối với cấp xã, đã triển khai được 164/222 xã, phường, thị trấn, đạt 73,8%. Hệ thống Hội nghị truyền hình đến cấp huyện được vận hành, kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm phục vụ tốt các cuộc họp trực tuyến; hệ thống máy móc được trang bị đầy đủ các thiết bị phụ trợ, thiết bị bảo mật nên hoạt động ngày càng có hiệu quả, tần suất sử dụng cao. Trong năm 2018, UBND huyện Chư Păh, Ia Pa đã triển khai thí điểm tới cấp xã. Các địa phương đã quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động BCVT trên địa bàn, đảm bảo thông tin liên lạc, vận chuyển thư, báo, công văn, tài liệu đến các xã trong ngày phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền, nhu cầu thông tin của nhân dân và đảm bảo công tác an ninh – quốc phòng địa phương. Các Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện hoạt động thường xuyên liên tục, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân; thường xuyên tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, các địa phương đã thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Công tác quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát thanh – truyền hình trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy định.  Hoạt động thông tin cơ sở đã đạt được những hiệu quả tích cực trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kịp thời đưa  thông tin, kiến thức cần thiết đến với nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc đã có ảnh hưởng nhiều đến phát triển lĩnh vực như:
Về ứng dụng, phát triển CNTT:  Việc triển khai chưa được mạnh mẽ, đồng bộ trong các ngành, lĩnh vực, chủ yếu vẫn tập trung cho việc xây dựng chính quyền điện tử; chưa xây dựng được nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) để phục vụ kết nối các hệ thống thông tin từ Trung ương đến địa phương; các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 chưa được người dân, doanh nghiệp quan tâm sử dụng; công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin chưa được tương xứng với quy mô đầu tư; trong xây dựng đô thị thông minh, chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông; các cơ sở dữ liệu quốc gia triển khai chậm; trung ương chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực TT&TT dẫn đến chưa ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ nên các địa phương thiếu cơ sở xây dựng Phương án đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.         
Về bưu chính, viễn thông: Vẫn còn nhiều hạn chế về việc phát triển quản lý hạ tầng viễn thông băng rộng như: thủ tục cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động mất nhiều thời gian; diện tích tự nhiên rộng, trình độ dân trí không đồng đều... dẫn đến thuê bao di động băng rộng 3G, 4G, Internet ở khu vực nông thôn thấp, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới như tỉnh Gia Lai.          
Về hoạt động báo chí, xuất bản:  Quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2025 vẫn chưa được thông qua nên địa phương chưa triển khai thực hiện được việc quy hoạch. Vẫn còn tồn tại vấn đề phóng viên thường trú (đã đăng ký hoặc không đăng ký hoạt động về Sở TT&TT) thông tin về tình hình địa phương, có một số thông tin sai sự thật (do tổ chức, cá nhân có liên quan gửi đơn thư kiến nghị, phản ánh) nhưng địa phương khó khăn trong việc mời lên làm việc, kiểm tra, xác minh nội dung thông tin và cách thức xử lý; các địa phương cũng đang gặp một số tồn tại, khó khăn trong quản lý, thẩm quyền kiểm tra đối với các phóng viên, cộng tác viên hoạt động thường xuyên tại địa bàn tỉnh nhưng không thông báo, đăng ký hoạt động về Sở.  Có một số phóng viên đã kiến nghị về Sở TT&TT tỉnh Gia Lai đề nghị xử lý vi phạm hành chính về hành vi cản trở trái phép hoạt động báo chí nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể để Sở TT&TT xem xét các vụ việc.
Từ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của lĩnh vực TT&TT, ngành TT&TT đã có những bài học kinh nghiệm để phát triển lĩnh vực này trong năm 2019 và những năm tiếp theo, đó là:
Về cơ chế pháp lý, chính sách: Tăng cường ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực TT&TT và đưa chính sách đi vào thực tiễn; quan tâm trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình về CNTT. Đưa việc ứng dụng CNTT theo hướng xây dựng chính quyền điện tử vào các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm và trong các tiêu chí bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Xây dựng yêu cầu trình độ về ứng dụng CNTT trong xét tuyển công chức, viên chức (như là ngoại ngữ hiện nay).
Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về vai trò của TT&TT trong việc cải cách nền hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; đặc biệt là đối với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Về công tác nhân sự: Người đứng đầu cơ quan phải làm gương trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và hiện đại hóa lề lối làm việc; cần có những chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực TT&TT, đặc biệt là CNTT cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viêc chức; kiên quyết cải tiến lề lối làm việc theo hướng hiện đại hóa, chuyên môn hóa; kiện toàn tổ chức, bộ máy, sắp xếp nhân sự ở các cơ quan quản lý TT&TT ở địa phương, của các cơ quan báo chí để đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ.
Về nguồn lực đầu tư: Tận dụng các nguồn lực dành cho TT&TT. Quan tâm đầu tư kinh phí theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt để đảm bảo triển khai các dự án, chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
 Về sự quan tâm của lãnh đạo các cấp: Sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp trên; sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý, hoạt động của các cơ quan, đơn vị liên quan đến lĩnh vực TT&TT.
  Về phát huy vai trò của cơ quan chuyên trách về TT&TT ở địa phương và đơn vị trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch về TT&TT; tham mưu các chủ trương, chính sách về TT&TT; theo dõi, giám sát, tổng hợp và đôn đốc thực hiện việc tham gia xây dựng chính phủ điện tử ở các đơn vị, địa phương. Tích cực học tập kinh nghiệm của các địa phương khác, kêu gọi sự hỗ trợ từ các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng sự ủng hộ của người dân.
 Hy vọng, với những kết quả đạt được của năm 2018, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được đúc kết, ngành TT&TT Gia Lai tiếp tục có những giải pháp phù hợp để đưa các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí, xuất bản, … phát triển, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ quản lý ngành mà Bộ TT&TT và UBND tỉnh giao./.
Trần Thị Huệ - TP KHTC Sở TT&TT Gia Lai
Các tin khác

Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai kết nghĩa với làng Dun De (28/03/2024)

THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tiếp nhận vào công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai năm 2023 (09/08/2023)

THÔNG BÁO Nội dung ôn tập, địa điểm và thời gian kiểm tra, sát hạch trường hợp tiếp nhận, tuyển dụng công chức cấp xã vào làm công chức Sở Thông tin và Truyền thông năm 2023 (09/08/2023)

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế xét tuyển công chức cấp xã vào làm công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai năm 2023 (27/07/2023)

THÔNG BÁO Về việc tiếp nhận công chức vào vị trí quản lý Kế hoạch – Tài chính của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (17/05/2023)

THÔNG BÁO Danh sách thí sinh trúng tuyển Kỳ xét tuyển viên chức sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai theo số lượng người làm việc được giao năm 2022 (29/03/2023)

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển Kỳ xét tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai theo số lượng người làm việc được giao năm 2022 (27/03/2023)

THÔNG BÁO Kết quả điểm phỏng vấn (vòng 2) Kỳ xét tuyển viên chức đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai năm 2022 (21/03/2023)

THÔNG BÁO SÓ BÁO DANH THÍ SINH ĐỦ ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THAM DỰ PHỎNG VẤN(VÒNG 2)KỲ XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP THUỘC SỞ TT&TT NĂM 2022 (08/03/2023)

THÔNG BÁO Về việc cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, và tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm... (23/02/2023)

 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >|